Các loại sâu bệnh hại ở hoa cẩm chướng

Cẩm Nang Nhà Nông 27/11/2023
Nội Dung Chính

    Hoa cẩm chướng thường xuyên bị các loại sâu và bệnh gây hại làm ảnh hưởng đến sự phát triển, thẩm mỹ của cây. Trong bài viết này, CẨM NANG NHÀ NÔNG chia sẽ một số sâu, bệnh gây hại phổ biến và cách phòng trừ hiệu quả nhất.

    CÁC LOẠI SÂU HẠI Ở HOA CẨM CHƯỚNG

    Sâu đất (Agrotis spp.)

    • Dấu hiệu nhận biết: Sâu đất thường gây hại ở phần thân gần gốc và chủ yếu ở giai đoạn cây non. 
    • Cách phòng trừ: Có thể tham khảo sử dụng các hoạt chất để phòng trừ: Diazinon, Abamectin,  Cypermethrin + profenofos, Esfenvalerate. Phun thuốc vào chiều tối sau khi tưới ẩm để mang lại hiệu quả phòng trừ cao nhất (do sâu đất thường hoạt động vào ban đêm).
    Sâu đất
    Sâu đất

    Sâu ăn lá

    • Dấu hiệu nhận biết: Các loại sâu ăn lá phổ biến ở hoa cẩm chướng là sâu khoang và sâu xanh. Giai đoạn sâu non gây hại ở phần thịt lá (để lại lớp biểu bì phía trên), khi sâu trưởng thành sẽ gây hại mầm non, ngọn non, lá và cả hoa.
    • Cách phòng trừ: Luân canh cây trồng để phá hủy vòng đời của sâu là cách hiệu quả để phòng ngừa (Ngoài ra bạn cũng có thể tham khảo lưới mùng chắn côn trùng để ngăn sâu tiếp cận với cây hoa). Nếu trồng số lượng ít có thể xử lý sâu bằng cách thủ công như dẫn dụ sâu bằng bả chua ngọt, ngắt bỏ ổ trứng, diệt trừ sâu non. Đối với diện tích trồng lớn có thể tham khảo các loại thuốc có chứa hoạt chất như: Abamectin,  Emamectin, Cypermethrin.

    Nhện đỏ

    • Dấu hiệu nhận biết: Lá hoa cẩm chứng quăn queo, biến dạng, cây sinh trưởng kém, hoa không nở, hoặc nở méo và bạc màu. Nếu số lượng phát triển đông sẽ xuất hiện tơ nhện dễ dàng nhận biết.
    • Biện pháp phòng trừ: Để phòng ngừa bạn cần đảm bảo lưu thông không khí và độ ẩm tốt (đặc biệt nếu trồng hoa trong nhà lưới vào thời điểm nắng nóng). Các hoạt chất như: Diafenthiuron, Hexythiazox, Propargite, Abamectin, Fenpyroximate Emamectin benzoate,... có thể giúp xử lý nhện hại cây hiệu quả.
    Nhện đỏ
    Nhện đỏ

    Rầy mềm

    • Dấu hiệu nhận biết: Rầy mềm có thể làm phần ngọn cây phát triển bình không thường, khiến cây không nở hoa hoặc làm hoa biến dạng, đổi màu.
    • Biện pháp phòng trừ: Sử dụng các hoạt chất như: Emamectin benzoate, Abamectin, Cypermethrin, Dinotefuran,... để phòng trừ.

    Bọ trĩ

    • Dấu hiệu nhận biết: Thường gây hại ở giai đoạn cẩm chướng ra hoa nên khiến cây không ra hoa hoặc làm hoa biến dạng, xuất hiện các chấm bạt màu trên hoa.
    • Cách phòng trừ: Bọ trĩ có kích thước nhỏ và lây lan rất nhanh nên cần xử lý kiểm soát kịp thời. Nếu sử dụng lưới chắn côn trùng có thể sử dụng loại lưới 32 mesh hoặc lưới 50 mesh để giúp ngăn chặn hiệu quả. Ngoài ra cần đảm bảo vệ sinh sạch khu vực trồng và lưu thông không khí tốt. Các loại thuốc có chứa: Imdacloprid, Abamectin, Cypermethrin, Dinotefuran, Emamectin benzoate có thể sử dụng để phòng trừ bọ trĩ hại cẩm chướng.
    Bọ trĩ gây hại cây cẩm chướng
    Bọ trĩ gây hại cây cẩm chướng

    CÁC LOẠI BỆNH HẠI Ở HOA CẨM CHƯỚNG

    Bệnh thối thân (Fusarium graminearum)

    • Nguyên nhân: Lây lan qua việc tưới nước hay việc bón phân đạm quá nhiều trong điều kiện độ ẩm cao (đặc biệt trong mùa nắng). Mầm bệnh thối thân có thể tồn tại trong đất hoặc rác thải cây trồng.
    • Đặc điểm: Thân bị thối ngay trên bề mặt đất. Rễ và gốc bị thối, ngọn héo và chết. Có các đám bào tử nấm màu hồng hiện diện trên các mô bị phân huỷ.
    • Cách phòng trừ: Đất trồng sạch bệnh (xử lý kỹ trước khi trồng), tưới nước đúng kỹ thuật, đảm bảo vệ sinh khu vực trồng, luân canh cây trồng, sử dụng cây giống khỏe mạnh và không chứa mầm bệnh. Nếu phát hiện có cây bệnh cần tiêu hủy ngay và sử dụng các loại thuốc như: Fulhumaxin 5.15SC, 5.65SC, 6.15SC, Thiophanate – methyl, Benomyl, Iprodione để phòng trừ bệnh lây lan (phun vào phần gốc của hoa cẩm chướng).

    Bệnh héo rũ Fusarium (Fusarium oxysporum)

    • Nguyên nhân: Do nấm Fusarium oxysporum gây ra, lây lan trong nước và điều kiện phát triển mạnh khi thời tiết nóng, ẩm cao.
    • Dấu hiệu nhận biết: Các nhánh héo rũ chuyển sang màu vàng và nghiêng về một phía ở giai đoạn đầu. Mạch dẫn bị mất màu và chuyển sang màu nâu đậm. Hệ thống rễ vẫn nguyên vẹn. Khi bệnh nặng thì thân sẽ thối và khô.
    • Biện pháp phòng trừ: Đối với các bệnh do nấm thì cần xử lý đất kỹ trước khi trồng, chọn giống khỏe mạnh và luân canh cây trồng. Đảm bảo độ pH đất đạt từ 6,5 – 7,0. Các loại thuốc chứa các hoạt chất để phòng trừ: Benomyl, Mancozeb 8% + Methalaxyl, Iprodione có thể áp dụng để phòng ngừa bệnh.
    Bệnh héo rủ Fusarium ở hoa cẩm chướng
    Bệnh héo rủ Fusarium ở hoa cẩm chướng

    Bệnh héo rũ do vi khuẩn Pseudomonas caryophylli

    • Nguyên nhân: Khi thời tiết nóng ấm và nhiệt độ cao thì bệnh sẽ phát triển mạnh. Bệnh do Vi khuẩn lan truyền thông qua tưới nước và rác thải mang mầm bệnh. 
    • Dấu hiệu nhận biết:  Ngọn cây hoặc các nhánh cây riêng rẽ héo đột ngột, gốc cây bị nứt, rễ bị thối, mạch dẫn mất màu và chuyển sang màu vàng, lớp vỏ ngoài dễ dàng bị tách ra khỏi thân và mềm nhũng.
    • Biện pháp phòng trừ: Đảm bảo đất trồng xử lý kỹ, vệ sinh vườn, dụng cụ làm vườn cũng cần sát khuẩn trước khi sử dụng và chọn giống sạch bệnh. Bệnh héo rũ do vi khiuẩn có thể phòng trừ bằng các loại thước có chứa hoạt chất như: Copper Hydroxide, Kasugamycin, Bismerthiazol.
    Hoa cẩm chướng bị bệnh héo rủ do vi khuẩn
    Hoa cẩm chướng bị bệnh héo rủ do vi khuẩn

    Bệnh lỡ cổ rễ (Rhizoctonia solani)

    • Nguyên nhân: Do nấm Rhizoctonia solani gây ra, các mầm bênh tích tụ trong đất hay rác thải cây trồng và phát bệnh khi độ ẩm + nhiệt độ cao.
    • Dấu hiệu nhận biết: Bệnh gây ra các vết thối ở thân sát bề mặt đất và vết thối lan rộng từ ngoài vào trong. Khi bệnh bùng phát mạnh khiến toàn bộ cây héo và chết.
    • Biện pháp phòng trừ: Không tưới nhiều nước và áp dụng các biện pháp xới đất để xông khí cho rễ, đất. Để phòng chống Bệnh lỡ cổ rễ cho hoa cẩm chướng thì có thể tham khảo thuốc có chứa các hoạt chất: Iprodione, Benomyl, Fosetyl  Aluminium Carbendazim, Pencycuron.
    Bệnh lở cổ rễ trên hoa cẩm chướng
    Bệnh lở cổ rễ trên hoa cẩm chướng

    Bệnh rỉ sắt (Uromyces dianthi)

    • Nguyên nhân: Bệnh phát triển mạnh điểu kiện thời tiết nóng ẩm, lan truyền khi thời tiết mưa, ngoài ra nấm bệnh có thể lây lan qua gió hay tưới nước. Bào tử nấm hại có sẵn trong không khí.
    • Dấu hiệu: Bệnh dễ dàng nhận biết với các nốt nhỏ màu nâu trên lá và thân. Sau đó sẽ lan rộng khiến lá khô, cháy và rụng sớm.
    • Biện pháp phòng trừ: Các biện pháp canh tác để phòng ngừa như: Trồng cây giống không có mầm bệnh từ nhà cung cấp uy tín, kiểm soát cỏ dại để tránh tạo điều kiện cho mầm bệnh lây lan. Phòng hoặc điều trị bệnh rỉ sắt bằng thuốc có chứa các hoạt chấtnhư: Benomyl, Hexaconazole, Diniconazole, Carbendazim,...
    Bệnh rỉ sắt trên thân hoa cẩm chướng
    Bệnh rỉ sắt trên thân hoa cẩm chướng

    Bệnh mốc xám (Botrytis cinerea)

    • Nguyên nhân: Khi thời tiết nóng ấm thì nấm bệnh sẽ phát triển gây hại cho cây. Bào tử nấm có thể tồn tại trong không khí, rác thải cây trồng hay trên cây trồng.
    • Dấu hiệu nhận biết: Bệnh có biểu hiện trên hoa với các bào tử màu xám và có lông.
    • Biện pháp phòng trừ: Phòng trừ bằng loại bỏ các hoa già, đảm bảo lưu thông không khí tốt trong vườn và tránh làm tăng độ ẩm.Sử dụng thuốc chứa các hoạt chất như: Carbendazim, Flusilazole Ningnanmycin, Propineb,  Iprodione, Thiophanate-Methyl để phòng và trị bệnh.
    Bệnh mốc xám trên hoa cẩm chướng
    Bệnh mốc xám trên hoa cẩm chướng

    Bạn có thể tham khảo thêm tại web site của TRUNG TÂM KHUYẾN NÔNG LÂM ĐỒNGhttps://khuyennong.lamdong.gov.vn/ky-thuat-trong-trot/ki-thuat-trong-hoa/264-quy-trinh-k-thu-t-tr-ng-hoa-c-m-chu-ng.

    Thẻ bài viết

    Hoa cẩm chướng