Trang web của chúng tôi có các liên kết liên kết đến các sản phẩm mà chúng tôi tin tưởng. Nếu bạn mua hàng từ một liên kết trên trang web của chúng tôi, chúng tôi có thể kiếm được một khoản hoa hồng nhỏ miễn phí từ bạn. Điều này giúp chúng tôi có thêm chi phí duy trì và vận hành. Cảm ơn sự hỗ trợ của bạn.
Dâu tây là loài quả đẹp mắt không chỉ được trồng để lấy quả mà còn được nhiều người chọn trồng với mục đích trang trí. Loại cây này thường phát triển chủ yếu ở vùng lạnh như Đà Lạt, Sapa nhưng hiện nay đã có dâu tây chịu nhiệt đễ trồng và cho năng suất rất cao. Nhờ đó mà được nhiều người tìm hiểu và mua giống về trồng, hãy cùng xem bài viết "Bạn đã biết cách trồng dâu tây chịu nhiệt chưa?" để có thể tạo ra một vườn dây tây cực đẹp nhé!
1. Chuẩn bị chậu, giống cây dâu và ươm hạt
Các loại giống dâu tây chịu nhiệt gồm: giống dâu Nhật, dâu từ New Zealand và Mỹ nhưng dâu Nhật có khả năng chịu nhiệt khá cao so với những loại dâu khác. Cây lùn mà khỏe lại còn đậu trái sai và đều.
Có thể chọn các chậu treo, chậu dài, máng dàiđể có thể lên luống nhỏ và dài.
Quả dâu sẽ được thả xung quanh chậu, không tiếp xúc với mặt đất, chất lượng và màu sắc quả sẽ tốt hơn. Thuận tiện cho dâu phát triển và đẻ nhánh.
Cần xới tơi đất, cho đất vào chậu và tưới đẫm nước trước khi gieo hạt, sau đó gieo hạt dưới lớp đất mỏng.
Nếu gieo hạt tại máng dài thì trồng mỗi cây cách nhau khoảng 15cm để cây phát triển về sau. Và tưới nước 1 ngày 1 lần vào buổi tối.
Đa số các loại dâu tây đều ưa ẩm và chịu hạn rất kém.
Điều khác biệt của giống dâu tây Nhật là chịu nhiệt cực tốt nên bạn có thể trồng ở bất kỳ đâu nhưng đừng quá 40 độ.
Tốt nhất nên trồng cây ở nơi thoáng mát, nhiều ánh sáng bởi nếu thiếu nắng cây sẽ vàng lá, phát triển chậm và không cho quả.
Thời gian chiếu sáng không quá 12 giờ/ ngày, tránh để cây nơi có ánh đèn vào buổi tối bởi cây sẽ phát triển mạnh nhưng không ra trái.
Nếu trồng ngoài trời hoặc trong vườn nên trồng dưới bóng những cây to nhưng vẫn có nắng ở mức độ vừa phải và có thể giữ ẩm tốt.
3. Làm đất trồng dâu tây chịu nhiệt
Nên dùng loại đất tơi xốp, có thể dùng đất thịt và thỉnh thoảng xới đất cho cây.
Có thể dùng đất mua sẵn hoặc đất thường trộn thêm phân bón và xơ dừa... để đất tơi xốp lâu, luôn luôn ẩm, giữ ẩm tốt, nhiều chất dinh dưỡng, có thể bón phân bổ sung.
Nên xới đất xung quanh cho cây, bổ sung chất dinh dưỡng cho cây bằng cách bón thêm phân sau mỗi vụ thu hoạch quả.
4. Kỹ thuật chăm sóc dâu tây chịu nhiệt
Việc chăm sóc dâu tây cũng khá quan trọng, quyết định đến sinh trưởng, chất lượng và năng suất của dâu tây. Sau đây là một số kỹ thuật chăm sóc bạn có thể tham khảo.
Kỹ thuật chăm sóc cây non
Nên tưới nước vào buổi chiều khi nắng đã tắt, tưới thật ẩm đất, nếu đất của bạn giữ ẩm kém có thể tưới thêm 1 lần vào buổi sáng.
Có thể tận dụng nước vo gạo tưới cho cây, nước gạo sẽ lên men trong đất giúp cây phất triển tốt.
Tuy nhiên chỉ tưới nước gạo nếu cây trồng được 1 tuần. Không tưới khi cây chưa bám rễ.
Dâu tây khi mới trồng thường héo do mới tách hoặc do đứt rễ khi trồng, do vậy bạn nên dùng bìa, xốp hoặc Lưới đen che nắng để che nắng cho cây trong vòng 2-3 ngày đầu.
Kỹ thuật chăm sóc khi cây trưởng thành, ra hoa quả
Bạn cần chú ý diệt kiến vì chúng tấn công cây rất nhanh, ăn hết quả kể cả khi quả còn xanh.
Để quả phát triển đểu và dễ theo dõi thì cần điều hướng cho quả ra phía thành chậu.
Sử dụng que để chống quả tách biệt với mặt đất.
Loại bỏ bớt quả nếu trên 1 cành ra nhiều quả, nên để 3 quả trên 1 cành.
Tuyệt đối không chiêt cây vào lúc cây đang rau hoa và quả, sẽ gây chột quả và chết cây.
Sau khi hái quả, chiết cây như bình thường.
6. Phương pháp bón phân dâu tây chịu nhiệt
Kỹ thuật bón cho cây cũng khá quan trọng, nên chúng ta cần lưu ý một số điểm sau:
Bổ sung phân bón có bán sẵn tại các của hàng vật tư nông nghiệp.
Nên sử dụng phân gà đã ủ hoai trộn lẫn với đất với lượng vừa phải.
Không nên lạm dụng bón quá nhiều phân gà vì sẽ gây nóng và chết cây.
Không bón phân chưa được ủ hoai bởi có nhiều vi khuẩn, dễ khiến cây xót và bị chết.
7. Xử lý khi cây bị sâu bệnh và vàng lá
Những trường hợp dâu tây chịu nhiệt sau khi trồng bị sâu bênh hay vàng lá thì chúng ta cần biện pháp xử lý kịp thời.
Tìm và diệt sâu bằng các loại thuốc chuyên có bán tại các của hàng vật tư nông nghiệp.
Phun thuốc diệt côn trùng nhưng không nên ăn quả ngay sau phun, không phun lúc quả đang chín.
Lá vàng: cây thiếu chất, thiếu nắng, thiếu nước chúng ta cần bổ sung cho cây dâu.
Trông cây dâu mọc quá dầy dễ dẫn đến bênh nên cần tỉa bớt lá già, tách cây con trồng chậu mới.
Bạn có thể tỉa bớt lá vàng để lá mới có chỗ để ra
Lưu ý: Có thể sử dụng Lưới làm nhà màng để trùm khu vực trồng dâu để chống các côn trùng gây hại giúp tạo quả chất lượng, an toàn.
Trên đây là 7 cách trồng, chăm sóc cũng như xử lý khi bị bệnh ở dâu tây chịu nhiệt. Hy vọng sẽ giúp bạn có được thông tin bổ ích để tự tây trồng cho mình những cây dâu tây chất lượng, an toàn.