Hướng dẫn cách trồng cây chanh

Cẩm Nang Nhà Nông 12/05/2022
Nội Dung Chính

    Cây chanh là một loại cây ăn quả phổ biến, được trồng rộng rãi tại nhiều vùng khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới. Với giá trị kinh tế cao và nhu cầu sử dụng lớn, việc nắm vững kỹ thuật trồng chanh là yếu tố quan trọng để giúp cây phát triển khỏe mạnh, đạt năng suất cao. Bài viết này CẨM NANG NHÀ NÔNG sẽ cung cấp những kiến thức cơ bản từ khâu chuẩn bị đất, phương pháp trồng, đến việc chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh. Qua đó, giúp bạn tối ưu hóa hiệu quả canh tác và đạt được vụ mùa bội thu.

    Đôi nét về cây chanh

    Đặc điểm của cây chanh

    • Tên thực vật: Rutaceae.
    • Chiều cao: 2-4 mét.
    • Hình dạng lá: Lá chanh có màu xanh đậm, bề mặt lá bóng, hình dạng thuôn dài hoặc hơi tròn, mép lá có răng cưa nhẹ.
    • Tuổi thọ: Cây có thể sống từ 20 đến 25 năm.
    • Thời gian nở hoa: Mùa xuân.
    • Màu hoa: Trắng.
    • Nhân giống: Hạt giống, giâm cành hoặc chiết cành.

    Điều kiện trồng

    • Chanh thích hợp trồng trên đất cát pha hoặc đất phù sa có khả năng thoát nước tốt.
    • Đất có độ pH từ 5,5 đến 6,5 là lý tưởng.
    • Cây cần ánh sáng mặt trời trực tiếp ít nhất 6-8 giờ mỗi ngày.
    • Chanh có thể trồng quanh năm nhưng tốt nhất nên trồng vào đầu mùa mưa.
    • Nhiệt độ thích hợp từ 25-30°C (Cây không chịu được giá rét hoặc thời tiết quá khô nóng).

    Mật độ trồng

    Đối với quy mô thương mại, mật độ trồng chanh thường từ 400 đến 600 cây/ha, tùy thuộc vào khoảng cách giữa các cây. Khoảng cách trồng phổ biến là 3x3 mét hoặc 4x4 mét. Năng suất chanh trung bình dao động từ 10 đến 20 tấn/ha, tùy thuộc vào giống cây, điều kiện chăm sóc và khí hậu. Cây chanh ghép thường cho năng suất cao hơn so với chanh trồng từ hạt.

    Phương pháp trồng chanh

    Trong tất cả các loại cây ăn quả có múi, cây chanh là một trong những loại cây dễ nhân giống từ giâm cành, ghép cành hoặc từ hạt trong quả. Cây chanh thường ra quả sau chưa đến 1 năm đối với cành giâm, khoảng 1 đến 2 năm đối với cây ghép và từ 3 đến 5 năm đối với cây trồng từ hạt. Thời gian ra hoa và quả của cây chanh thường kéo dài từ tháng 6 đến tháng 9, tùy vào điều kiện khí hậu và phương pháp chăm sóc.

    Trồng chanh bằng hạt

    Phương pháp này ít phổ biến hơn nhưng vẫn có thể áp dụng. Hạt chanh được lấy từ những quả chín và phơi khô trước khi gieo. Thời gian để cây phát triển từ hạt đến khi ra quả thường kéo dài từ 3 đến 5 năm. Phương pháp này thích hợp cho những ai muốn thí nghiệm hoặc nhân giống mới.

    Trồng bằng phương pháp ghép, giâm cành

    Phương pháp phổ biến và hiệu quả hơn là trồng bằng cách ghép cành hoặc cành giâm. Cành ghép thường được lấy từ những cây chanh khỏe mạnh, cho năng suất cao. Phương pháp này giúp cây phát triển nhanh, giữ được đặc tính của cây mẹ, cho quả nhanh thường chỉ sau 1 đến 2 năm.

    Gieo chanh trong chậu
    Gieo chanh trong chậu

    Chăm sóc cây chanh

    Đảm bảo điều kiện thích hợp

    Đảm bảo cây chanh phát triển mạnh trong điều kiện ánh nắng đầy đủ, ấm áp (vì cây chanh chịu lạnh kém), ít gió. Đối với cây mới trồng hoặc khu vực quá nắng thì bạn có thể tham khảo sử dụng lưới đen che nắng cho cây. Cây thích mức độ ẩm càng gần 50% càng tốt. Cây non đặc biệt nhạy cảm với điều kiện lạnh và nên mang chúng vào trong nhà nếu nhiệt độ giảm bất ngờ. Bạn cũng có thể tham khảo nhà màng mini để tạo điệu kiện trồng tốt nhất cho cây chanh.

    Tưới nước đúng cách

    Cây chanh cần nước đều đặn, nhất là trong giai đoạn cây con và khi quả đang phát triển. Tưới nước nên thực hiện vào sáng sớm hoặc chiều mát để tránh làm tổn thương cây do nhiệt độ cao. Bạn có thể sử dụng rơm, lá khô, tấm vải phủ gốc hoặc bạt phủ đất chống cỏ để giữ ẩm đất, ngăn cỏ dại cạnh tranh dinh dưỡng.. Đối với vùng có mưa nhiều, cần đảm bảo rãnh hay mương thoát nước tốt để tránh ngập úng.

    Cách chăm sóc chanh hiệu quả nhất
    Cách chăm sóc chanh hiệu quả nhất

    Phân bón

    Cũng giống như các loại cây ăn quả có múi khác, cây chanh là loại cây cần nhiều dinh dưỡngg. Sử dụng Phân hữu cơ, phân chuồng hoai mục hoặc phân NPK hoàn chỉnh (đạm, lân, kali) để khuyến khích cây phát triển khỏe mạnh và cho quả. Trong giai đoạn cây con, bón phân 2-3 lần/năm. Khi cây đã trưởng thành và ra quả, lượng phân bón nên tăng lên để đảm bảo năng suất.

    → Có thể bạn quan tâm dây thừng thái nếu bạn cần buộc cành hay chằng chống cây.

    Cắt tỉa cho chanh

    Việc cắt tỉa giúp cây chanh phát triển thông thoáng, tránh sâu bệnh và tập trung dinh dưỡng vào cành mang quả. Nên cắt bỏ những cành khô, cành yếu hoặc những cành không cần thiết sau mỗi vụ thu hoạch.

    Cắt tỉa cho cây chanh
    Cắt tỉa cho cây chanh

    → Tham khảo mẹo phủ lưới cho nhà màng nhờ vật tư thanh nẹp ziczac.

    Thu hoạch chanh

    Chanh nên được thu hoạch khi quả có màu xanh bóng hoặc hơi vàng, không nên để quả chín quá lâu trên cây vì sẽ làm giảm chất lượng. Khi thu hoạch, nên dùng kéo cắt nhẹ nhàng để không làm tổn thương cây.

    Phòng trị sâu bệnh gây hại cây chanh

    Cây chanh thường gặp nhiều loại sâu bệnh, ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng quả. Dưới đây là các loại sâu bệnh phổ biến và cách phòng trừ:

    1. Sâu vẽ bùa (Phyllocnistis citrella)

    Sâu non đục vào lớp biểu bì lá non, tạo nên những đường ngoằn ngoèo giống như "bùa vẽ". Lá bị cong, biến dạng, cây chậm phát triển.

    Phòng trừ:

    • Cắt tỉa những cành lá bị sâu vẽ bùa tấn công.
    • Phòng ngừa bằng cách trùm lưới chắn côn trùng.
    • Sử dụng bẫy pheromone để theo dõi và tiêu diệt sâu trưởng thành.
    • Dùng các loại thuốc sinh học hoặc hóa học như Abamectin, Emamectin benzoate khi mật độ sâu cao.
    Sâu vẽ bùa ở lá cây chanh
    Sâu vẽ bùa gây hại chanh

    2. Rệp sáp (Planococcus citri)

    Rệp sáp bám trên lá, thân và quả, hút nhựa cây, làm cho lá vàng úa, quả kém phát triển. Chúng còn tiết ra chất thải mật ngọt, tạo điều kiện cho nấm bồ hóng phát triển, làm đen lá và quả.

    Phòng trừ:

    • Phun nước mạnh để rửa sạch rệp sáp khỏi cây.
    • Dùng thuốc trừ sâu sinh học như dầu khoáng hoặc thuốc hóa học như Imidacloprid, Thiamethoxam.
    • Nuôi kiến vàng để kiểm soát rệp sáp.

    3. Bọ trĩ (Thrips)

    Bọ trĩ gây hại trên lá, hoa và quả non. Lá bị xoăn, quả bị biến dạng và mất giá trị thương phẩm.

    Phòng trừ:

    • Sử dụng lưới chắn côn trùng 50 mesh có thể ngăn bọ trĩ tiếp cận cây chanh.
    • Sử dụng bẫy dính màu xanh để bắt bọ trĩ.
    • Phun thuốc sinh học hoặc thuốc hóa học chứa Spinosad, Abamectin khi mật độ bọ trĩ cao.

    4. Sâu đục thân, đục cành (Agrilus sexsignatus)

    Sâu đục lỗ trên thân hoặc cành cây, khiến nhựa cây chảy ra. Cây bị yếu dần, lá vàng và cành khô héo.

    Phòng trừ:

    • Cắt tỉa và tiêu hủy các cành bị sâu tấn công.
    • Phun thuốc trừ sâu vào các lỗ sâu đục trên thân.
    • Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật như Fipronil, Cypermethrin để phòng trừ sâu đục thân.

    5. Bệnh vàng lá gân xanh (Greening, do vi khuẩn Liberobacter asiaticum)

    Lá bị vàng, đặc biệt ở gân lá, quả nhỏ, biến dạng và chua, cây phát triển kém. Đây là bệnh nguy hiểm lây truyền qua rầy chổng cánh.

    Phòng trừ:

    • Kiểm soát rầy chổng cánh bằng cách phun thuốc trừ rầy định kỳ.
    • Sử dụng giống cây sạch bệnh và kháng bệnh.
    • Cắt tỉa và tiêu hủy những cây bị nhiễm nặng để tránh lây lan.
    Lá cây chanh bị vàng do nhiễm bệnh
    Cây chanh bị vàng lá gân xanh

    6. Bệnh loét vi khuẩn (Xanthomonas axonopodis pv. citri)

    Xuất hiện các đốm loét nhỏ, màu nâu, có viền vàng xung quanh trên lá, quả và cành. Bệnh khiến lá rụng, quả non rụng, làm giảm năng suất.

    Phòng trừ:

    • Cắt tỉa các bộ phận bị nhiễm bệnh và tiêu hủy.
    • Phun các loại thuốc trừ bệnh có chứa đồng như Copper hydroxide, Copper oxychloride để kiểm soát vi khuẩn.
    • Tăng cường thông thoáng cho vườn chanh, tránh tưới quá nhiều nước lên tán cây.

    7. Bệnh nấm Phytophthora (Phytophthora spp.)

    Nấm tấn công rễ, thân gốc, làm cây bị thối rễ, vàng lá và chết dần. Bệnh thường phát triển trong điều kiện đất úng nước hoặc ẩm ướt.

    Phòng trừ:

    • Sử dụng thuốc phòng trừ nấm gốc đồng, Fosetyl-Al, hoặc Metalaxyl.
    • Cải thiện hệ thống thoát nước và tránh để đất quá ẩm.

    8. Bệnh thán thư (Colletotrichum spp.)

    Xuất hiện các vết đen, loét trên lá, quả và thân, làm giảm chất lượng quả và khiến cây phát triển kém.

    Các vết đen, loét trên lá chanh do bệnh thán thư gây nên
    Biểu hiện bệnh thán thư

    Phòng trừ:

    • Cắt bỏ và tiêu hủy các phần cây bị nhiễm bệnh.
    • Phun thuốc trừ nấm như Mancozeb (Tham khảo giá tại Shopee), Chlorothalonil (Tham khảo giá tại Shopee) vào thời điểm đầu mùa mưa để ngăn ngừa bệnh phát triển.

    → Xem thêm cách ngăn côn trùng gây hại cho chanh với sản phẩm lưới chống côn trùng.

    Bài Viết Liên Quan

    Thẻ bài viết

    Cây Chanh