Hướng dẫn trồng nho tại nhà đơn giản

Cẩm Nang Nhà Nông 04/10/2022
Nội Dung Chính

    Trồng nho không chỉ mang lại giá trị kinh tế cao mà còn cung cấp một nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng. Bài viết dưới đây CẨM NANG NHÀ NÔNG sẽ hướng dẫn bạn các bước chi tiết từ khâu chuẩn bị đến thu hoạch và bảo quản.

    trong-nho-trong-vuon
    Trồng nho có nhiều lợi ích rất đáng để bổ sung.

    Xem thêm địa chỉ mua thanh nẹp ziczac hoặc xem sản phẩm trực tiếp trên website thanh nẹp ziczac để làm nhà kính bảo vệ vườn nho khỏi mùa đông giá rét.

    Chuẩn bị trước khi trồng nho

    Chọn giống nho phù hợp

    Hiện nay có nhiều giống nho thích hợp với khí hậu nước ta mà bạn có thể trồng tại nhà như:

    • Hạ đen: Phát triển nhanh, kháng bệnh tốt và chín sơm. Giá bán từ 80.000-100.000 VND/ cây giống.
    • Kim Cương đỏ: Tốc độ sinh trưởng nhanh, kháng bệnh trung bình giá bán 150.000VNĐ/ cây giống.
    • Delaware: Kháng bệnh rất tốt, tốc độ sinh trưởng nhanh, phân hóa mầm hoa rất tốt và quả chín nhanh. Giá bán từ  150.000VNĐ/ cây giống.
    • Autumn crisp: Phát triển nhanh, kháng bệnh không cao.
    • Jasmine: Tốc độ phát triển nhanh, kháng bệnh rất tốt và có giá bán khoảng 120.000 VNĐ// cây giống.
    • Nho ngón tay đen: Kháng bệnh kém.
    • Nho Honney: Kháng bệnh rất tốt và giá bán từ 130.000 VNĐ/cây giống.
    • Nho Kyoho: Kháng bệnh trung bình khá, phát triển nhanh, lá to và dày.
    • Nho mẫu đơn: Kháng sâu bệnh tốt, tốc độ phát triển trung bình.
    • Nho ngón tay đỏ không hạt: Tốc độ phát triển rất nhanh và kháng bệnh ở mức trung bình.
    • Nho Olivine: Phát triển nhanh và kháng bệnh rất tốt (Giá bán 150.000VNĐ/ cây giống).
    • Nho Pickel Ball: Kháng bệnh và tốc độ phát triển ở mức trung bình.
    • Nho Ruby: Kháng bệnh và tốc độ phát triển ở mức trung bình (Giá bán 180.000VNĐ/ cây giống).
    • Nho Socola: Phát triển nhanh, kháng bệnh trung bình.
    • Nho Trái tim: Phát triển nhanh, kháng bệnh trung bình.
    • Nho Vinfast: Phát triển nhanh, kháng bệnh trung bình (Giá bán 150.000VNĐ/ cây giống).
    • Nho Violet: Kháng bệnh rất tốt nhưng tốc độ phát triển ở mức trung bình (Giá bán 150.000VNĐ/ cây giống).
    • Nho Jade Dragon: Kháng bệnh tốt và tốc độ phát triển ở mức trung bình (Giá bán 150.000VNĐ/ cây giống).

    Nếu bạn cần mua nho giống có thể liện hệ qua số 0904220593.

    Chuẩn bị chậu, đất và vị trí trồng

    Trồng trực tiếp trên đất cần đào hồ kích thước tối thiểu 50x50x50cm. Nếu bạn trồng trong chậu hay thùng xốp đảm bảo kích thước từ 40x40x40cm trở lên, có lỗ thoát nước ở dưới và các mặt bên nên tạo các lỗ để rễ nho thông thoáng phát triển mạnh hơn.

    Đất trồng có thể phối trộn theo tỉ lệ: 70% đất phù sa + 10% phân bò + 10% phần xơ dừa đã xử lý và 50g NPK 30-10-10 ΤΕ. Nếu bạn không có đất phù sa có thể thay thế bằng đất thịt, đất sét, đất bazan,...nhưng cần tăng lượng xơ dừa, vỏ trâu để đất tơi xốp giúp thoát nước tốt hơn. Các loại đất không phù hợp trồng nho bao gồm: đất phèn, đất chua hoặc đất thường xuyên bị ngập úng. Độ pH lý tưởng từ 6.0 - 7.0.

    Vị trí trồng nho cần đáp ứng ít nhất 6-8 giờ ánh sáng mặt trời mỗi ngày để cây quang hợp hiệu quả.

    Chuẩn bị dụng cụ cần thiết

    • Cuốc, xẻng, dao cắt tỉa, chậu, thùng xốp,...
    • Giàn leo hoặc cọc chống giúp cây phát triển.
    • Phân bón hữu cơ, thuốc bảo vệ thực vật sinh học nếu cần thiết.

    ==> Tham khảo lưới trùm cây ăn trái bảo vệ vườn nho khỏi côn trùng gây hại.

    Quy trình trồng nho

    Đào hố và chuẩn bị đất

    • Đào hố sâu khoảng 50 cm, rộng 50 cm. Khoảng cách giữa các hố từ 2-3 m tùy giống nho.
    • Trọn đất trồng nho như tỉ lệ đã chuẩn bị ở trên.

    Trồng cây giống

    • Đặt cây giống thẳng đứng vào hố, phủ đất nhẹ nhàng lên gốc.
    • Ấn đất quanh gốc để cố định cây và tưới nước ngay sau khi trồng.
    • Nếu trồng chậu thì bạn cũng thực hiện tương tự.

    Tưới nước và chăm sóc ban đầu

    • Tưới nước đều đặn, giữ ẩm cho cây trong giai đoạn đầu phát triển. Có thể sử dụng các sản phẩm để giữ ẩm và ngăn cỏ dại như bạt phủ cỏ (phủ theo luống), nếu phủ từng gốc sử dụng tấm vải phủ gốc hoặc tấm bạt phủ gốc.
    • Che chắn cây con bằng rơm hoặc lưới che nắng để tránh ánh nắng gay gắt hoặc côn trùng.

    Chăm sóc cây nho theo từng giai đoạn

    huong-dan-trong-nho-tai-vuon
    Xem xét khi trồng nho là lượng ánh sáng mặt trời mà cây nhận được

    Tìm hiểu thêm giá lưới mùng trắng ngăn côn trùng gây hại cho khu vườn.

    Chọn thân chính leo giàn

    • Khi cây nho bắt đầu phát triển sẽ có nhiều ngọn nho cần cắt tỉa hết chỉ giữ lại 1 ngọn khỏe mạnh nhất (tiến hành cắt tỉa khi các ngọn có 3 lá).
    • Tiếp theo cố định cây nho bằng dây vào một cọc tre, gỗ hay sợi SE nông nghiệp để dẫn cây nho lên giàn.
    • Trong quá trình cây lớn cần phải cắt tỉa hết các nhánh mọc trên thân nho và cả râu nho.
    • Giai đoạn này cần bổ sung thêm phân NPK 30-10-10 cho cây, định kì mỗi tuần 1 lần, mỗi lần 10-20g/ cây.
    • Bạn cũng có thể sử dụng phân hữu cơ như phân trùn quế hoặc phân bò với liều lượng 100g/ cây.
    • Cần kết hợp tưới Humic (Tham khảo tại Shopee), Fulvic (Tham khảo tại Shopee) + phun Vi Lượng/ Epsom (Tham khảo tại Shopee) hàng tuần.
    • Lưu ý nếu thấy cây nho có hiện tượng đứng ngon phát triển chậm thì bấm ngọn bổ sung kích rễ, tưới Humic, Fulvic và phun rong biển cho cây.

    Bấm ngọn, tạo cành cấp 1

    • Sau khi cây đã leo lên mặt giàn, chúng ta sẽ ngắt (bấm) ngọn để cây đẻ nhánh và sẽ chọn 2-3 nhánh khỏe mạnh làm cành cấp 1.
    • Nên chọn chồi nách làm c1 thì cây sẽ trưởng thành sớm hơn.
    • Buộc các cành cấp 1 vào giàn theo các hướng mà ta mong muốn (2 cành cấp 1 vươn theo 2 hướng ngược nhau, không nên để vuông góc vì khi cành cấp 2 phát triển sẽ chạm nhau).
    • Tiến hành cắt bỏ hết tất cả râu nho kết hợp bổ sung dinh dưỡng thêm cho cây nho như NPK (30g/tuần) , Humic, Fulvic, Vi lượng/Epsom và phân bò/phân trùn quế hàng tuần

    Tạo cành cấp 2

    chuan-bi-dat-trong-nho
    Cho dù là rễ trần hay trồng trong chậu đều có cùng một phương pháp làm đất.

    ==> Có thể bạn cần lưới đen che nắng thái lan cho vườn rau nhà bạn.

    • Từ cành cấp 1 tiến hành lựa chọn 5-10 cành cấp 2 to đẹp và các cành còn lại cắt bỏ.
    • Khi cành cấp 2 đạt 3 lá chúng ta ngắt ngọn lần 1, quy trình này lặp lại ở lá thứ 6/9/12/15.
    • Đối với các giống nho dễ bật mắt ngủ như nho Ngón tay, Kim cương...cần chú ý nên để chồi nách hình thành rõ ràng ở vị trí lá thứ 3/6/9/12 rồi mới ngắt ngọn.
    • Giai đoạn này cần tăng hàm lượng NPK lên 50g/tuần.

    Thúc đẩy sự phát triển

    • Cây nho rất thích nước và việc tưới nước trực tiếp ngay sau khi trồng sẽ giúp cây rất tươi tốt. Việc tưới sẽ kéo đất vào trong, tạo nên một mặt đất đồng đều đẹp đẽ do bạn đã bù thêm đất.
    • Năm đầu tiên sau khi trồng nho, bạn sẽ tập trung vào việc giúp cây phát triển thẳng đứng với sự hỗ trợ của giàn. Bạn có thể tận dùng hàng rào hoặc làm giàn bằng gỗ, tre với dây thừng 4 tao ...
    • Khi đã có giàn, hãy chắc chắn rằng giàn được đặt thẳng đứng, bên cạnh những cây nho mới trồng. Nếu bạn đã cấy từ chậu và đã có một số lá mọc lên, hãy dùng dây thừng hoặc sợi se nông nghiệp buộc phần dưới của thân cây vào cọc để quá trình phát triển hướng lên bắt đầu càng sớm càng tốt.

    Chăm sóc cây nho sau khi ra hoa

    Sau khi xử lý phân hóa mầm hoa xong chúng ta chọn ngày cắt cành, thời tiết nắng ráo, ấm áp, nhiệt độ từ 15-30*c. Mùa hè cắt các mắt từ thứ 6-10, mùa xuân cắt cành mắt ngủ 2-3, chọn vị trí mắt ngủ to tròn. Phun thuốc phòng nấm và côn trùng lên toàn bộ thân cây.

    Sau khi cắt cành 2-3 ngày chúng ta chấm đẫm chế phẩm ĐÁNH THỨC MẦM NGỦ vào các mắt ngủ, sau đó pha Humic, Fulvic tưới đẫm, duy trì tưới ẩm cho đất liên tục 2-3 ngày 1 lần.

    Sau 7-14 tùy điều kiện thời tiết cây sẽ nảy mầm. Dưới gốc chúng ta pha Humic, Fulvic tưới hàng tuần, NPK  Green bón 50-70g/tuần

    Khi cành được 5-7 lá các nụ hoa sẽ xuất hiện rõ ràng, chúng ta tiến hành loại bỏ bớt mầm chỉ giữ lại mỗi c2 1 mầm có hoa, mỗi mầm có thể để 1- 2 chùm hoa tùy sức khỏe của cây.

    Duy trì bón phân NPK Green 50-70g/tuần, tưới Humic, Fulvic hàng tuần cho cây, trên lá phun Rong Biển, Epsom, thuốc nấm 2 tuần 1 lần. Khi mầm được 6-7 lá tiến hành bón bổ sung Canxi Bo Đặc Biệt 20g/gốc, trên lá phun thêm NPK Bloom 3g/l hoặc MKP 2g/l.

    Nếu hoa nhỏ, phát triển kém có thể nhúng thêm chế phẩm Giãn Chùm để kéo dài chùm hoa to hơn. Tiến hành ngắt ngọn nho 3-5 lá 1 lần. Tỉa bớt chi nho không cần thiết kéo tỉa nho chuyên dụng.

    Khi hoa nho bắt đầu nở, hạn chế tưới đẫm, không phun bất cứ gì lên lá, sử dụng chế phẩm xử lý lần 1 hỗ trợ đậu quả, không hạt, to quả cho cây. Nên pha thêm chế phẩm Phòng Chống Nấm Cuống khi nhúng.
     

    Chăm sóc cây nho đậu quả

    Sau khi cây nho đậu quả xong, tiến hành chăm như sau:

    • 10 ngày sau đậu quả chúng ta tiến hành nhúng chế phẩm xử lý lần 2 hỗ trợ tăng kích thước quả, nên pha thêm chế phẩm Phòng Chống Nấm Cuốn.
    • Nên tỉa bớt quả bằng kéo chuyên dụng (Nếu chưa có bạn có tham khảo tại Shopee giá chỉ 50k), mỗi chùm từ 50-60 quả, để quả to đều hơn.
    • Tỉa quả xong nên bọc chùm quả bằng túi chuyên dụng để hạn chế nấm bệnh, côn trùng, chim chóc làm hư hại chùm nho.
    • Ngắt ngọn liên tục 3-5 lá 1 lần, khi đủ 15 lá thì ngắt ngọn 1 lá 1 lần.
    • Giai đoạn này tưới nước, bón phân NPK Green, Humic, Fulvic, rong biển, Epsom như bình thường.
    • Trước ngày thu hoạch 15-20 ngày thì dừng bón phân NPK chuyển sang bón phân có hàm lượng Kali cao, tưới đẫm rồi cắt nước đến khi thu hoạch.

    Phòng ngừa sâu bệnh

    luu-y-khi-trong-nho
    Nhãn
    • Phun Epsom hàng tuần giúp hạn chế sâu bệnh cho cây nho rất tốt.
    • Ngoài ra bạn có thể sử dụng màn chống ruồi vàng, làm nhà lưới hoặc nhà kính để ngăn sâu cho cây nho hiệu quả.
    • Côn trùng gây hại thì dùng thuốc sinh học chứa BT nấm 3 màu, thuốc hóa học có tính lưu dẫn, nội hấp...
    • Trong ít mưa nên phun phòng thuốc nấm 2 tuần 1 lần, trong mùa mưa mùa ít mưa nhiều nên phun phòng 1 tuần 1 lần, nếu vườn đã có bệnh thì phun dồn dập 3 lần, mỗi lần cách nhau 3 ngày để dập dịch.
    • Bệnh nấm sương mai thì dùng Antracol (Tham khảo tại Shopee giá chỉ 53k), rỉ sắt, thán thư thì dùng Anvil (Tham khảo tại Shopee giá chỉ 55k).

    Bài Viết Liên Quan

    Thẻ bài viết

    Cây nho