Cách làm nhà lưới trồng rau đơn giản

Cẩm Nang Nhà Nông 04/11/2023
Nội Dung Chính

    Tự trồng rau sạch có thể là một cách bổ ích và tiết kiệm chi phí để nguồn thực phẩm tươi ngon và an toàn cho sức khỏe. Tuy nhiên, sâu bệnh trong vườn có thể nhanh chóng phá hỏng công việc khó khăn của bạn. Để bảo vệ cây trồng không bị côn trùng gây hại mà không sử dụng thuốc BVTV thì giải pháp xây dựng nhà lưới hay nhà kính trồng rau mini đang được nhiều hộ gian đình áp dụng. Trong bài viết này, CẨM NANG NHÀ NÔNG sẽ hướng dẫn chi tiết cách làm nhà lưới đơn giản bao gồm hệ thống khung, chọn lưới chống côn trùng phù hợp và che lưới để bảo vệ vườn rau.

    Chuẩn bị vật dụng cần thiết

    Trước khi bắt đầu xây dựng nhà lưới trồng rau, hãy chuẩn bị các vật liệu sau:

    • Ống sắt mạ kẽm hay tre, gỗ dùng làm khung.
    • Các đầu nối hoặc khớp nối để lắp ráp khung.
    • Các vật liệu neo như cốt thép, cột chữ T hoặc cọc đất.
    • Màng nilon hoặc lưới chống côn trùng (có kích thước mắt lưới phù hợp).
    • Dây buộc hoặc thanh nẹp + lò xo ziczac để cố định lưới.
    • Kéo hoặc máy cắt dây.
    • Thước dây cuốn.
    • Một cái xẻng hay dụng cụ để đào hố.
    • Tùy chọn: Lưới che nắng để chống nắng.

    Các bước làm nhà lưới trồng rau mini

    Để làm nhà lưới mini đơn giản cho gia đình có vườn nhỏ hay cho vườn ở sân thượng bạn có thể tham khảo các bước sau đây.

    Bước 1: Thiết kế hệ thống khung sườn

    Trước khi bắt đầu xây dựng, điều cần thiết là phải thiết kế hệ thống khung cho nhà lưới trồng rau bao gồm những vấn đề cần quan tâm như: Diện tích của nhà lưới, vật liệu làm khung. Bạn tiến hành đo đạt diện tích muốn làm nhà lưới để xác định kích thước cho bộ khung, cần xem xét các yếu tố như độ cao của cây trồng, nhu cầu thông gió và khả năng làm việc bên trong nhà lưới. Về vật liệu làm khung sườn cho nhà lưới thì đối với vùng nông thông có thể tận dụng cọc gỗ, tre, tòng dong,.. để làm. Đối với nhà phố có thể sử dụng ống sắt mạ kẽm để thuận tiện cho việc tìm kiếm vật liệu.

    Nhà lưới trồng rau bằng ống sắt mạ kẽm
    Nhà lưới trồng rau bằng ống sắt mạ kẽm
    Thiết kế nhà lưới trồng rau bằng tre
    Thiết kế nhà lưới trồng rau bằng tre

    Bước 2: Lắp ráp khung

    Khi bạn đã có thiết kế khung nhà lưới, hãy cắt vật liệu làm khung theo độ dài cần thiết. Sử dụng các đầu nối, khớp nối hay ngoằm inox để lắp ráp các bộ phận khung thành hình dạng đã thiết kế, chẳng hạn như cấu trúc hình chữ nhật hoặc hình vòm. Đảm bảo rằng khung của bạn bằng phẳng và chắc chắn.

    Lắp ráp phần khung nhà lưới
    Lắp ráp phần khung nhà lưới

    Bước 3: Cố định khung

    Để giữ nhà lưới ở đúng vị trí, hãy neo khung chắc chắn. Bạn có thể sử dụng cốt thép, cọc chữ T hoặc cọc đất để giữ khung ở đúng vị trí. Đào lỗ ở các góc của khung và chèn vật liệu neo vào. Sau đó, dùng dây cáp hoặc dây thừng pp để gắn khung vào các neo, đảm bảo khung vẫn ổn định ngay cả khi có gió mạnh.

    Bước 4: Chọn Lưới chắn côn trùng phù hợp

    Việc lựa chọn lưới chắn côn trùng phù hợp là rất quan trọng để kiểm soát côn trùng hiệu quả và tối ưu chi phí đầu tư. Hãy xem xét các yếu tố sau khi chọn lưới chắn côn trùng cho nhà lưới:

    Kích thước mắt lưới

    Chọn lưới có kích thước mắt lưới đủ nhỏ để tránh các loài gây hại phổ biến trong vườn như rệp, cào cào, châu chấu, bọ nhảy, sâu bướm và bọ cánh cứng. Thông thường để ngăn các loại côn trùng gây hại kích thước như cào cào, châu chấu, sâu bướm,... thì có thể chọn lưới chắn côn trùng từ 16 mesh -24 mesh. Đối với các loại cây thường xuyên bị tấn côn bởi côn trùng nhỏ như bọ trĩ, rệp,.. thì có thể lựa chọn dòng lưới 32 mesh hoặc lưới 50 mesh. Cần lưu ý lưới có kích thước mesh lớn thì giá thành cũng cao hơn, ví dụ như giá bán lưới 50 mesh sẽ cao hơn so với lưới 16 mesh. Nên khi chọn lưới cần lưu ý để giúp giảm chi phí mà vẫn đảm bảo cây được bảo vệ tốt.

    Chọn lưới chắn côn trùng cho cây rau
    Chọn lưới chắn côn trùng cho cây rau

    Chất liệu (Độ bền)

    Trên thị trường hiện nay có nhiều dòng lưới chắn côn trùng có độ bền và giá thành khác nhau (tùy vào xuất xứ như lưới sản xuất tại Việt Nam hay lưới nhập khẩu từ Đài Loan, Thái Lan,..) Tùy vào mục đích mà bạn sẽ chọn dòng lưới có độ bền cao hay thấp, chẳng hạn như bạn muốn trải nghiệm thì có thể chọn dòng lưới sản xuất tại Việt Nam để có giá thành rẻ hoặc chọn dòng lưới nhập khẩu có độ bền lên đến 5-7 năm để đảm bảo việc sản xuất rau lâu dài mà không cần phải thay thế thường xuyên.

    Chọn khổ lưới hoặc May lưới

    Tùy vào thiết kế nhà lưới mà bạn cần chọn lưới có khổ phù hợp để tránh thiếu hụt hoặc lãng phí. Hiện nay có nhiều đơn vị bán lưới chắn côn trùng có may ghép lưới rất thuận thiện để tự làm nhà lưới tại nhà, bạn có thể tham khảo  Lưới chắn côn trùng BÁCH NÔNG hoặc  lưới chống côn trùng tại NHÀ LƯỚI VIỆT để mua lưới và may ghép lưới theo kích thước của khung sườn. 

    Lưới mùng may sẵng làm nhà lưới
    Lưới mùng may sẵng làm nhà lưới (Click vào hình để tham khảo sản phẩm)

    Bước 5: Che phủ và cố định lưới

    Trùm lưới chắn côn trùng đã chọn lên khung, đảm bảo màn che phủ tất cả các mặt và được cố định chắc chắn. Dùng thanh nẹp và lò xo ziczac để cố định lưới vào khung (dễ dàng cố định và không làm rách lưới), đảm bảo lưới căng và không có khe hở. Đặc biệt chú ý đến các góc, cạnh để ngăn chặn sâu bọ tìm đường xâm nhập.

    Cố định lưới vào khung nhà lưới
    Cố định lưới vào khung nhà lưới

    Tùy chọn Bước 6: Thêm lưới che nắng

    Nếu bạn trồng các loại rau cần bóng râm, hãy cân nhắc việc thêm một tấm lưới che nắng lên trên nhà lưới. Điều này sẽ bảo vệ cây rau khỏi ánh nắng và nhiệt độ quá cao trong khi vẫn cho phép không khí lưu thông.

    Bài Viết Liên Quan

    Thẻ bài viết

    Nhà kính