BẬT MÍ BÍ QUYẾT CHO NGƯỜI MỚI TRỒNG RAU THỦY CANH

Cẩm Nang Nhà Nông 02/04/2021
Nội Dung Chính

    Trồng rau sạch thủy canh đang là xu hướng của nông nghiệp hiện đại trên thế giới. Đối với những người có kinh nghiệm thì kỹ thuật trồng rau thủy canh vô cùng đơn giản thế nhưng người mới biết đến mô hình này thì cảm thấy khá khó khăn và rắc rối. Bài viết này Cẩm Nang Nhà Nông chia sẻ bí quyết trồng rau thủy canh cho người mới bắt dầu.

    Bí quyết trồng rau thủy canh
    Bí quyết trồng rau thủy canh

    TÌM HIỂU MÔ HÌNH TRỒNG RAU THỦY CANH

    Nguồn gốc thủy canh

    • Mô hình thủy canh hay còn được gọi trồng cây trong dung dịch.
    • Là phương pháp trồng cây không dùng đất mà trồng trực tiếp vào môi trường dinh dưỡng hoặc giá thể.
    • Các giá thể có thể là cát, trấu, vỏ xơ dừa, than bùn, vermiculite perlite… 
    • Bí quyết của kỹ thuật này là cung cấp đủ và đúng lúc cho cây trồng các nguyên tố khoáng cần thiết.
    • Cung cấp đầy đủ cái ăn, bảo đảm đủ ánh sáng, CO2 cho quá trình quang hợp, O2 cho quá trình hô hấp.
    • Cây trồng có thể phát triển khỏe mạnh theo ý muốn của người trồng. 

    Các loại mô hình trồng rau thủy canh

    Hiện nay có rất nhiều mô hình trồng cây bằng thủy canh được nhiều người áp dụng như:

    Hệ thống dạng bấc (wick system): là dạng hệ thống thủy canh đơn giản nhất, hệ thống có sợi bấc sẽ làm nhiệm vụ hút nước và dung dịch dinh dưỡng lên cung cấp cho rễ cây.

    Hệ thống thủy canh dạng bấc
    Hệ thống thủy canh dạng bấc

    Hệ thống thủy canh tĩnh (water culture): Hệ thống thường sử dụng thùng chứa dung dịch thủy canh, phần bệ giữ các cây thường làm bằng chất dẻo nhẹ như xốp và đặt nổi ngay trên dung dịch dinh dưỡng, rễ cây ngập chìm trong nước có chứa dung dịch dinh dưỡng.

    Hệ thống thủy canh tĩnh
    Hệ thống thủy canh tĩnh

    Hệ thống ngập và rút định kỳ (ebb và flow system): là hệ thống có phần rễ cây luôn chìm trong nước nên chỉ thích hợp cho một số ít cây trồng.

    Hệ thống ngập và rút định kỳ
    Hệ thống ngập và rút định kỳ

    Lợi ích của cây trồng thủy canh

    Việc trồng cây bằng mô hình thủy canh có lợi ích gì so với trồng bằng đất như truyền thống, sau đây là một số lợi ích mà mô hình này mang lại:

    • Việc cung cấp dinh dưỡng kịp thời và đúng lúc đến cây trồng sẽ giúp cây trồng phát triển nhanh và khỏe mạnh.
    • Cây được trồng trong một môi trường thoáng khí và được cung cấp đầy đủ lượng oxi kích thích rễ cây trồng phát triển.
    • Trồng rau thủy canh cũng giúp hạn chế khả năng nhiễm bẩn, nhiễm độc,... an toàn cho rau và cho người sử dụng.
    • Cây trồng phát triển tốt nên khả năng chống chọi với bệnh và sâu hại cao.
    • Khu vực trổng luôn sạch sẽ hơn, không lo phải làm cỏ dại hay cải tạo đất sau mỗi vụ mùa.
    Lợi ích của mô hình trồng rau thủy canh
    Lợi ích của mô hình trồng rau thủy canh

    Bí quyết trồng rau thủy canh thành công

    Để trồng rau thủy canh thành công và có năng suất cao thì cần có kỹ thuật trồng và chăm sóc đúng cách. Sau đây là một số bí quyết giúp người mới dễ dàng làm chủ mô hình này.

    Chuẩn bị trước khi trồng rau thủy canh

    Phương pháp trồng rau thủy canh được thực hiện đơn giản, tiện lợi nhưng vẫn phải cần đảm bảo đúng kỹ thuật. Và người trồng cần chuẩn bị tốt, kỹ lưỡng để tạo cho môi trường tốt nhất cho cây trồng để sinh trưởng, nâng cao năng suất.

    Địa điểm, không gian trồng rau thủy canh

    Cách trồng rau thủy canh không quá đòi hỏi đất trồng hay địa thế như thổ canh (trồng rau bằng đất). Tuy nhiên địa điểm trồng cũng ảnh hưởng rất nhiều đến yếu tố phát triển của cây rau sau này. 2 yếu tố này là: Hướng nhà và các khu vực xung quanh khu vườn. Cần đáp ứng các yêu cầu như:

    • Cần lựa chọn địa điểm thông thoáng và đầy đủ ánh nắng chiếu tới hằng ngày cho cây.
    • Nên chọn vị trí là sân thượng, ban công, khoảng sân rộng không bị cây lớn bao quanh.
    • Khu vực trồng đảm bảo cây được chiếu sáng ít nhất từ 6 - 12 tiếng mỗi ngày.
    • Nên chọn hướng có ánh nắng buổi sáng chiếu vào để cây phát triển tốt.
    • Khu vực trồng không được chịu ảnh hưởng trực tiếp của ánh nắng mặt trời quá mạnh.

    Nếu khu vực trồng không có bóng mát có thể sử dụng Lưới đen che nắng

    Trồng rau thủy canh tại sân thượng
    Trồng rau thủy canh tại sân thượng

    Lựa chọn mô hình thủy canh phù hợp

    Việc lựa chọn thiết kế phương án trồng rau theo từng phương pháp sao cho phù hợp với diện tích, vị trí, điều kiện tự nhiên tại sân vườn cũng rất quan trọng. 

    Mỗi loại mô hình thủy canh đều có ưu nhược điểm riêng và độ phù hợp riêng cho mỗi không gian và cây trồng, nên bạn cần phải có sự lựa chọn và tính toán kĩ lưỡng. Sau đây là 3 phương pháp trồng rau thủy canh phổ biến mà bạn có thể tham khảo:

    Phương pháp thủy canh tĩnh

    • Đây là dạng thủy canh phù hợp với hộ gia đình trồng rau nhỏ lẻ.
    • Dung dịch dinh dưỡng được chứa trực tiếp trong thùng trồng.
    • Cây hấp thụ dinh dưỡng trực tiếp từ thùng chứa dụng dịch ở dạng đứng yên với 2 phiên bản trồng rau ăn lá và trồng rau củ quả.
    • Thiết kế nhỏ gọn phù hợp với những gia đình không có quá nhiều diện tích trồng.
    Phương pháp trồng rau thủy canh tĩnh
    Phương pháp trồng rau thủy canh tĩnh

    Phương pháp trồng khí canh

    • Đây là dạng thủy canh khá tối ưu.
    • Có thể áp dụng trên diện tích nhỏ nhưng mang lại hiệu quả rất cao.
    • Cây trồng được cung cấp dinh dưỡng từ Tháp trồng rau thủy canh dưới dạng phun sương tưới lên các đầu rễ.
    • Rễ cây được nuôi dưỡng trong môi trường tiếp xúc với dinh dưỡng được tưới đều và giàu oxi trao đổi.
    • Mô hình này cũng phù hợp với những hộ gia đình không có quá nhiều diện tích sân vườn và đặc biệt là có thể trồng theo kiểu farm công nghiệp lớn.
    Phương pháp trồng khí canh
    Phương pháp trồng khí canh

    Phương pháp thủy canh hồi lưu

    • Cây được trồng trên Máng thủy canh chuyên dụng hoặc ống nhựa PVC.
    • Rễ cây được nuôi dưỡng bên trong máng
    • Nước dinh dưỡng chạy dọc theo ống (máng) cung cấp dinh dưỡng đến cho cây.
    • Mô hình này có nhiều phiên bản khác nhau (giàn tầng, giàn chữ A, giàn phẳng,...)..
    • Phù hợp với những hộ gia đình có khoảng diện tích trồng khá lớn và trồng Farm thương mại.
    Phương pháp thủy canh hồi lưu
    Phương pháp thủy canh hồi lưu

    Kỹ thuật chọn giá thể thủy canh và ươm hạt

    Giá thể trồng thủy canh giúp rễ cây dễ dàng hấp thụ nước và chất dinh dưỡng.

    Giá thể trồng thủy canh có thể sử dụng từ rất nhiều nguồn khác nhau, bạn có thể chọn giá thể tùy thuộc vào khu vực sinh sống. Sau đây là một số giá thể bạn có thể sử dụng như:

    • Các loại mút xốp hoặc viên nén ươm hạt:
    • Viên nén sơ dừa
    • Than bùn
    • Mùn cưa
    • Vỏ cây
    • Trấu hun
    • Sỏi nhẹ (Viên sét nhẹ xốp) 
    • Giá thể hữu cơ tổng hợp
    • Cát sỏi
    Giá thể trồng rau thủy canh
    Giá thể trồng rau thủy canh


    Việc gieo và ươm hạt mới là vấn đề khó nhất trong mô hình thủy canh nên cần làm đúng kỹ thuật. Cũng xem quá trình phát triển của hạt khi gieo:

    • Sự phát triển của hạt mầm bao gồm 2 giai đoạn: nứt nanh và đâm mụt.
    • Nếu giai đoạn nứt nanh không có thì cây sẽ không phát triển.
    • Nếu hạt nứu nanh chậm trên 3 ngày đối với rau( hạt vỏ mỏng ) thì năng xuất của cây bị hạn chế.

    Bí quyết giúp hạt gieo nãy mầm tốt :

    • Hạt gieo trực tiếp vào giá thể: Sau khi gieo hạt vào giá thể cần dùng tay nhấn nhẹ cho hạt chìm xuống. Tốt nhất vẫn để nổi phần hạt 1/3 và không nên dí hạt xuống dưới quá sâu,không vùi đất , giá thể lên trên hạt.
    • Ngoài ra chúng ta phải tạo ẩm cho giá thể thường xuyên bằng cách tưới nước vào buổi sáng và tối
    • Lưu ý hạt sau khi gieo phải để trong từ 1-3 ngày.
    • Ủ hạt trước khi cho vào giá thể: Cung cấp đủ độ ẩm và sau đó cho hạt vùi vào trong tro ấm hoặc nơi nào giữ nhiệt tốt tí. Chú ý ko để vải bọc bị khô.
    • Sau khi hạt nứt nanh 2-3 ngày bắt đầu nảy mầm.
    • Để cây giống không bị vọt ngọn thân dài , nhẳng chúng ta phải đưa ra ngoài ánh sáng nhẹ để cây hấp thụ , quang hợp sinh trưởng cho thân.
    • Sau đó từ từ đưa ra ánh sáng mạnh hơn khi cây lớn mỗi ngày.
    Bí quyết gieo hạt giống trước khi trồng
    Bí quyết gieo hạt giống trước khi trồng

    Kỹ thuật chăm sóc và thu hoạch khi trồng thủy canh

    Kiểm soát độ PH nguồn nước khi trồng rau thủy canh

    Để trồng cây bằng mô hình thủy canh tốt thì chúng ta cần kiểm soát được độ PH phù hợp cho cây, sau đây là một số thông tin về độ Ph mọi người có thể tham khảo:

    • Độ Ph giúp cây phát triển tốt nhất là 6,3 và có thể dao động từ 5,8 đến 6,8.
    • Độ pH trong hệ thống thủy canh rất dễ kiểm tra bằng bộ dụng cụ đo.
    • Nếu độ pH quá cao hoặc quá thấp, cây trồng sẽ không thể hấp thụ các chất dinh dưỡng thiết yếu và sẽ có dấu hiệu thiếu hụt.
    • Bạn có thể dễ dàng điều chỉnh độ PH bằng cách thêm một lượng Potash hoà tan để tăng độ pH, hoặc axit photphoric để giảm độ pH.

     

    Bảng màu Ph
    Bảng màu Ph



    Cung cấp chế độ dinh dưỡng thủy canh

    Việc cung cấp chất dinh dưỡng khi trồng thủy canh cũng khá quan trọng vì ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát triển của cây. Sau đây là một số thông tin về dinh dưỡng cho cây trồng thủy canh:

    • Nên kiểm tra thương hiệu và giấy chứng nhận an toàn của dung dịch dinh dưỡng thủy canh trước khi mua.
    • Những chất dinh dưỡng này có thể được mua tại cửa hàng cung cấp hydroponic.
    • Cách pha: sử dụng 2 đến 4 muỗng cà phê cho mỗi gallon nước.
    • Nên pha 2 chế độ dinh dưỡng: Lúc cây nãy mầm và lúc ra hoa.

     

    Dung dịch dinh dưỡng thủy canh
    Dung dịch dinh dưỡng thủy canh

    Lưu ý khi chăm sóc rau thủy canh

    • Cần bổ sung dinh dưỡng thủy canh thường xuyên.
    • Không cần bổ sung các loại phân bón khác.
    • Nồng độ dinh dưỡng thủy canh sẽ tuân theo sự phát triển của cây trồng, tùy vào loại cây trồng mà nồng độ sẽ có sự khác nhau.
    • Tham khảo thêm các mô hình thủy canh tại địa phương để có kinh nghiệm chăm sóc phù hợp nhất..
    • Cắt tỉa các lá vàng và kiểm tra bất thường của cây rau hằng ngày.
    Chăm sóc rau thủy canh
    Chăm sóc rau thủy canh

    Thu hoạch rau thủy canh

    Một số lưu ý khi thu hoạch rau thủy canh:

    • Nên thu hoạch rau đúng ngày để có được chất lượng rau tốt nhất.
    • Thời gian và cách thức thu hoạch của từng loại rau sẽ khác nhau nên cần nắm bắt thông tin chính xác.
    • Đối với các loại rau xà lách, thời gian thu hoạch sẽ rơi vào khoảng 45 ngày từ khi gieo hạt.
    • Các loai rau cải sẽ có thời gian thu hoạch là khoảng 30 – 35 ngày.
    • Đối với rau muống, rau dền…thời gian thu hoạch chỉ rơi vào khoảng 20 – 25 ngày.
    • Một số loại rau khác lại thu hoạch thành nhiều đợt. Như rau muống, chúng ta có thể thu hoạch khoảng 3 – 4 lần, mỗi lần thu hoạch cách nhau một tuần.
    • Sau khi thu hoạch cần vệ sinh lại các thiết bị trồng rau thủy canh trước khi bắt đầu một vụ mùa mới.

    Một số vật dụng sử dụng trồng thủy canh

    Sau đây là một số dụng cụ thủy canh bạn có thể tham khảo sử dụng:

    Bài viết này chia sẻ Bí Quyết trồng rau thủy canh cho người mới hy vọng mọi người sẽ có được những thông tin bổ ích để tự tay tạo cho mình vườn rau thủy canh chất lượng an toàn và năng suất cao. Chúc mọi người thành công

    Nguồn: Sưu tầm

    Bài Viết Liên Quan

    Thẻ bài viết

    Thủy Canh